Công ước của liên hợp quốc về chất thủy ngân độc hại

Download Tài liệu Công ước Thủy ngân

Thủy ngân là kim loại nặng có độc tính cao, đồng thời là mối đe dọa toàn cầu đối với sức khỏe con người và môi trường.
Thủy ngân có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương, tuyến giáp, thận, phổi, hệ thống miễn dịch, mắt, nướu răng, da v.v…. Nạn nhân bị phơi nhiễm thuỷ ngân thường có triệu chứng mất trí nhớ hoặc suy giảm ngôn ngữ và tổn thương não không thể phục hồi. Thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ em thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và nhạy cảm với các tác động của thủy ngân. Thủy ngân được lan truyền trong môi
trường không khí, đất, nước và không một quốc gia nào có thể kiểm soát được các ảnh hưởng xuyên biên giới của thủy ngân một cách riêng lẻ.
Vào tháng 2 năm 2009, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã thông qua Quyết định 25/5 về việc phát triển một công cụ ràng buộc pháp lý toàn cầu về thủy ngân.
Để thực hiện quyết định này, Ủy ban đàm phán liên chính phủ về thủy ngân đã được thành lập và họp bảy phiên từ năm 2010 đến nay và thống nhất cho ra đời công cụ pháp lý toàn cầu về thủy ngân: Công ước Minamata về Thủy ngân.
Công ước Minamata về thủy ngân ra đời là bước tiến quan trọng của thế giới trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe con người và môi trường.