TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
|
TCVN 2091 – 1993
Soát xét lần 1
|
SƠN
PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, BAO GÓI, GHI NHÃN,
VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN
Paints
Method for sampling, packaging, labelling transportation and stortage
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại sơn.
1. Lấy mẫu
1.1. Thùng chứa: Là các thùng đựng lượng sơn lỏng hoặc bột nhão được sản xuất ở công đoạn trộn hộp cuối cùng sau khi đã hoàn thiện tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất.
1.2. Dụng cụ lấy mẫu
Dụng cụ lấy mẫu phải làm từ loại nguyên liệu không bị biến dạng do tác động của sản phẩm cần phải kiểm tra và không có khả năng làm bẩn mẫu. Hình dạng dụng cụ phải được tính toán sao cho thuận lợi khi sử dụng và dễ rửa sạch. Tránh không dùng những dụng cụ sắc nhọn hoặc không thể rửa sạch được.
1.2.1. Ống lấy mẫu (được mô tả ở hình 1) gồm hai ống kim loại đồng tâm được lồng khít vào nhau sao cho ống có thể quay giữa cái này và cái kia.
Một cửa dọc hoặc một dãy các cửa dọc được cắt dọc theo hai ống. Khi lấy mẫu hai ống được xoay ở vị trí cùng mở cửa, sau khi lấy mẫu ống bên trong được quay đi và lúc đó dụng cụ lấy mẫu trở thành một thùng chứa đóng kín. Ống bên trong có thể có đường kính từ 20 0 40 mm. Có thể đầu dưới của hai ống được cấu tạo hình chữ V, như vậy chất lỏng chứa bên trong ống có thể tháo ra ngoài toàn bộ khi cửa dọc được mở ra.
1.2.2. Gầu lấy mẫu: (được mô tả ở hình 2) bao gồm một dụng cụ hình chữ O bằng kimloại có đáy và được chia thành các khoang theo chiều dài. Một cửa kéo chuyển động vuông góc dọc theo chiều dài để mở và đóng các ngăn. Đường kính của gầu có thể từ 25 – 50 mm.
Khi lấy mẫu, gầu được đưa vào thùng chứa, rồi kéo cửa kéo lên để lấy chất lỏng. Sau đó gầu được đóng lại và nhấc lên.
1.3. Dụng cụ đựng mẫu
Các thùng, hộp đựng mẫu có các kích cỡ phù hợp và miệng rộng có thể sử dụng được bao gồm:
– Thùng hộp bằng kim loại, có nắp đậy bằng kim loại, không sơn hoặc phủ vecni ở bên trong.
– Bình chứa bằng thuỷ tinh có nắp đậy kín và không bị tác động của mẫu thử.
Chú thích
1) Các thùng hộp có tráng vecni ở bên trong có thể thích ứng cho các loaị sơn nước.
2) Bình thuỷ tinh thẫm màu có thể chống được các tác động của ánh sáng
1.4. Làm sạch các dụng cụ lấy mẫu
Tuyệt đối giữ sạch các dụng cụ lấy mẫu: các dụng cụ lấy mẫu phải khô ráo không có cặn bẩn và chất mẫu nằm lại.
Sau khi dùng dụng cụ phải rửa thật sạch bằng chổi rửa hoặc bằng bông, sau đó phải tráng lại bằng dung môi tương ứng trước khi để khô.
1.5. Quá trình lấy mẫu có thể tiến hành theo một hạơc cả hai giai đoạn dưới đây.
– Giai đoạn một: Lấy mẫu khi sản phẩm đã hoàn thiện nhưng vẫn còn trong bể chứa, hoặc khi sản phẩm đang đóng hộp.
– Giai đoạn hai: Lấy mẫu từ trong các thùng chứa ở khâu lưu thông phân phối.
1.6. Phương pháp lấy mẫu
1.6.1. Lấy mẫu ở giai đoạn một
Nếu lấy mẫu trực tiếp từ bể chứa cuối cùng của công đoạn sản xuất thì phải khuấy kỹ, sau đó lấy bằng dụng cụ thích hợp ở 3 điểm; gần mép bể, giữa bể và đáy bể.
Nếu lấy mẫu trong quá trình nạp sản phẩm vào thùng để chuyển đi thì phải lấy mẫu ít nhất vào lúc bắt đầu, giữa và kết thúc quá trình nạp sản phẩm vào thùng.
Phải lọc mẫu trước khi cho vào bình đựng mẫu cũng giống như quá trình lọc sản phẩm trước khi đóng thùng.
1.6.2. Lấy mẫu ở giai đoạn hai (giai đoạn lưu thông)
a) Lô hàng là một lượng thùng chứa có cùng chất lượng được sản xuất trong cùng thời gian, có cùng công thức pha chế với các nguyên liệu có cùng chất lượng.
Số thùng lựa chọn lấy mẫu không ít hơn tổng số thùng trong chuyến gửi (N là tổng số thùng trong chuyến gửi). Chỉ chọn những thùng còn tốt và chưa bị mở.
Số thùng chọn theo từng lô hàng
Số thùng theo từng lô hàng, N
|
Số thùng cần kiểm tra, n
|
2 – 8
|
2
|
9 – 18
|
3
|
19 – 32
|
4
|
33 – 50
|
5
|
51 – 72
|
6
|
73 – 98
|
7
|
99 – 128
|
8
|
129 – 162
|
9
|
163 – 200
|
10
|
Và tiếp tục N
|
N =
|
b) Sau khi đã chọn số thùng phải lấy mẫu, tiến hành tiếp các thủ tục sau:
– Mở từng thùng đã lựa chọn, kiểm tra sự có mặt của màng, sự tách lớp của các chất bên trong (thí dụ như nước, dung môi hoặc các chất lạ).
– Sau khi đã lấy toàn bộ lớp màng (nếu có) chọn một thìa hạơc một đũa khuấy có kích thước tương ứng thăm dò trong thùng, ghi lại tình trạng lắng (có nghĩa mềm, cứng hoặc khô cứng).
– Đối với loại lắng mềm có thể sử dụng khuấy cơ học. Hoặc nếu được, quay ngược thùng lại nếu nắp đậy an toàn, và để ngược như vậy trong khi kiểm tra các thùng khác và cuối cùng có thể lắc và lăn trong thùng để bột màu và dung môi tương hợp lại.
– Sau khi đã khuấy, lắc cho các chất chứa trong thùng đồng nhất, dùng dụng cụ lấy mẫu, chuyển mẫu sang hộp đựng mẫu, nạp mẫu cho đầy hộp sao cho chừa lại một khaỏng không khí bằng 5% thể tích. Đóng hộp lại và ghi nhãn cho hộp mẫu.
Sau đó làm tiếp các thùng khác cũng như thế.
Mỗi hộp đựng mẫu phải dán ngay sau khi lấy mẫu. Nhãn và mức ghi phải bền với độ ẩm và dung môi của mẫu. Dán nhãn ở thân hoặc cổ hộp với nội dung:
Tên nơi sản xuất;
Ngày sản xuất và ngày lấy mẫu;
Số mẫu lấy theo lô;
Lượng mẫu lấy;
Địa chỉ nơi lấy mẫu;
Người yêu cầu thử;
Tên người tiến hành lấy mẫu;
1.7. Báo cáo kiểm nghiệm
Phiếu kiểm nghiệm phải gồm các nội dung cần thiết để thuận tiện cho việc chứng minh sản phẩm. Nó phải bao gồm cả các vấn đề bất bình thường xuất hiện trong bình chứa.
1.8. Bảo quản mẫu
Mẫu phải được kiểm tra sau khi lấy càng sớm càng tốt. Đối với một vài sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có nước có thể bị xúc biện s mạnh dưới tác dụng của Nhiệt độ cho nên phải bảo quản mẫu theo chỉ dẫn của nàh sản xuất.
2. Bao gói
2.1. Các loại bao bì và dung tích bao bì phải được qui định trong tiêu chuẩn hoặc trong điều kiện kỹ thuật áp dụng cho từng loại sơn.
2.2. Trước khi đóng gói, phải kiểm tra vệ sinh ở phía trong bao bì xem có tạp chất lạ không, nếu có phải vệ sinh sạch, để khô.
2.3. Những bao bì được dùng lại phải rửa sạch và phơi khô.
2.4. Sau khi chứa sơn, phải đóng chặt bao bì bằng nút hoặc nắp. Đánh dấu màu sơn lên nắp bao bì.
3. Ghi nhãn
3.1. Trên mỗi đơn vị bao bì của sơn phải ghi hoặc dán nhãn với nội dung sau:
Tên cơ sở sản xuất;
Tên và màu sắc của sơn;
Khối lượng tịnh;
Thời gian sản xuất (ngày, tháng, năm);
Ký hiệu chủng loại sơn;
Hướng dẫn sử dụng sơn;
Thời gian bảo hành.
4. Vận chuyển
4.1. Có thể vận chuyển bằng nhiều phương tiện.
4.2. Khi chuyên chở trên tàu hỏa, ô tô không có mui, phải dùng phương tiện để che mưa nắng.
5. Bảo quản
5.1. Sơn phải bảo quản trong kho kín, khô ráo, xa lửa.
5.2. Chế độ và thời gian bảo quản được ghi rõ trong tiêu chuẩn hay tài liệu yêu cầu kỹ thuật cho mỗi loại sơn.