Trong khuôn khổ giới thiệu triển lãm Coatings Expo Vietnam 2020, sáng ngày 12/12/2019 đã được tổ chức tại Khách sạn Liberty Central Saigon Riverside Hotel, với sự tham dự hội thảo của Đại diện Cục Hóa Chất – Bộ Công Thương, Hiệp hội Sơn – Mực in Việt Nam, Trung tâm thông tin hóa chất quốc gia Trung Quốc cùng nhiều chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp.
Chương trình Hội thảo đã mang đến nhiều thông tin và kinh nghiệm hữu ích cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là các vấn đề được nêu ra trong phiên tọa đàm giữa các doanh nghiệp sản xuất sơn mực in, doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu, các biện pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất của Đại diện Cục Hóa Chất – Bộ Công Thương cũng như những trải nghiệm thực tế của các doanh nghiệp Trung quốc.
Bà Nguyễn Thị Lạc Huyền, Chủ tịch Hiệp hội Sơn, Mực in Việt Nam chủ trì phiên tọa đàm với chủ đề:
“Ngành Công nghiệp sơn, mực in Việt Nam – Hướng tới sản phẩm an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường”.
An toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường trở thành những tiêu chí quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Sản xuất sản phẩm an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường là một xu hướng tất yếu trong ngành công nghiệp sơn và mực in. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các quy định kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chì, VOC,… trong các sản phẩm sơn và mực in. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sơn cũng đã ý thức hơn về trách nhiệm xã hội, chú trọng kiểm soát chất lượng sản phẩm nhằm ngăn chặn mối nguy hại cho người sử dụng, người thi công cũng như giảm thiểu tác hại đối với môi trường. Tuy nhiên điều này cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp.
Vậy thì những vấn đề cốt lỏi để các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội và tạo ra sản phẩm an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường (Bà Dương Thị Thùy Hương – Đại diện Công ty Sơn Đông Nam Á)
Cùng với xu hướng thế giới, hiện nay, người Việt nam dần có mức thu nhập cá nhân tăng nên ý thức tiêu dùng cũng được nâng cao, họ bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng những sản phẩm nói chung, sơn nói riêng có nhãn xanh, nhãn sinh thái để đựơc bảo đảm sự an toàn trong quá trình sử dụng, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, tính an toàn đối với sức khoẻ con người, thân thiện với môi trường an. Do đó việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm sơn xanh sẽ có cơ hội phát triển.
Bên cạnh đó doanh nghiệp rất cần sự hổ trợ của Nhà nước. Trong chiến lược phát triển bền vững của Việt nam cũng đã khẳng định để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững cần phải đẩy mạnh việc sản xuất sạch hơn hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khoẻ con người.
Về phía doanh nghiệp cần xác định chiến lược sản xuất sản phẩm xanh là con đường phát triển bền vững. Doanh nghiệp hướng đến mục tiêu đạt nhãn xanh, nhãn sinh thái nhằm đảm bảo thị phần tức là lợi nhuận cúa doanh nghiệp. Đồng thời các doanh nghiệp nên tranh thủ hưởng các ưu đãi từ các chính sách hổ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xanh như giảm, miễn thuế, phí về bảo vệ môi trường.
Mặc dù, các chính sách hổ trợ đã được công bố nhưng nhiều doanh nghiệp tiên phong trong việc sản xuất sản phẩm an tòan sức khỏe bảo vệ môi trường đã gặp không ít khó khăn. Ông Phạm Xuân Phát – Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Công ty TNHH Sơn TOA Việt Nam đã chia sẽ Những bài học kinh nghiệm khi sản xuất và kinh doanh sản phẩm sơn an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường như sau:
Khi sản xuất sản phẩm an toàn, thường chi phí sản xuất sẽ tăng bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu: Khi sản xuất sơn an toàn phải sử dụng bột màu hữu cơ có giá cao từ 3 – 4 lần so với màu vô cơ; khó phân tàn nên cần lượng phụ gia nhiều hơn hay chủng loại phụ gia cao cấp hơn, màu sắc sẽ cũng sẽ kém tươi sáng hơn;
- Chi phí sản xuất: Do khó phân tán nên cần thời gian dài có thể gấp đôi hay ba lần để đạt độ mịn,…
Từ đó giá thành sản phẩm sẽ tăng, không thể cạnh tranh với sản phẩm không an toàn.
Trong thời gian vừa qua, thị phần sơn an toàn hệ Alkyd của Công ty TNHH Sơn TOA Việt Nam đã giảm đáng kể. Về phía nhà sản xuất luôn luôn mong muốn cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn sức khoẻ, bảo vệ môi trường do đó sản phẩm an toàn sức khoẻ, bảo vệ môi trường phải được tuyên truyền và công bố rộng rãi, nâng cao sự hiểu biết cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng mong muốn các cơ quan ban ngành có những biện pháp cụ thể để hổ trợ hoặc chế tài để ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm an toàn sức khoẻ, bảo vệ môi trường.
MR. KEE SEE WHON, GENERAL MANAGER, Cty Sơn ADORA
Công nghệ sản xuất sơn mực in Việt Nam chịu ảnh hưởng từ công nghệ nước ngoài. Hơn 90% nguyên liệu được nhập khẩu, do đó các công ty cung ứng nguyên vật liệu cho ngành sơn mực in Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đáp ứng cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước những nguyên liệu mới theo yêu cầu sản xuất xanh sạch.
Từ góc nhìn của doanh nghiệp kinh doanh thì hiện trạng thị trường hóa chất ngành sơn, mực in hiện nay theo:
Ông La Tuyết Ban, Giám đốc, Công ty TNHH Hóa chất Việt Á – Công ty chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề an toàn sức khoẻ bảo vệ môi trường nên trong kế hoạch kinh doanh chúng tôi luôn tuân thủ và hướng khách hàng theo xu hướng cung cấp và sử dụng nguyên liệu xanh và sạch.
Khi sản xuất sản phẩm không độc hại sản phẩm có một số nhược điểm nhất định từ việc chuyển đổi nguyên liệu, đây là một sự đánh đổi của nhà sản xuất và thách thức cho các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp sẽ phải nghiên cứu ra những loại nguyên liệu mới đáp ứng được yêu cầu an toàn sức khoả và bảo vệ môi trường nhưng không có sự khác biệt quá lớn so với sản phẩm truyền thống.
Bà Lê Thị Hạnh, Phụ trách kinh doanh Công ty TNHH WWRC Việt Nam – Công ty mới tham gia thị trường Việt Nam (2016). là thành viên Hiệp hội, thông qua các hoạt động của Hiệp hội, công ty đã nhận thức được ảnh hưởng của một số hoá chất độc hại trong nguyên liệu sản xuất sơn, mực in như chì … đối với sức khoẻ và môi trường. Do đó, lãnh đạo công ty làm thay đổi suy nghĩ của các nhà cung cấp nước ngoài là tại Việt nam, hiện nay nhu cầu sử dụng nguyên liệu an toàn sức khoẻ thân thiện với môi trường là xu hướng tất yếu. Đồng thời cũng cần có những buổi toạ đàm, phương thức tuyên truyền cho người tiêu dùng biết tác hại của các nguyên liệu độc hại như chì, …nhằm giúp họ có ý thức tích cực trong việc chọn lựa sản phẩm sử dụng. Công ty WWRC sẳn sàng hổ trợ trong việc tìm kiếm và cung cấp miễn phí nguyên liệu cho các doanh nghiệp sơn mực in có kế hoạch sản xuất sản phẩm an toàn sức khoẻ , bảo vệ môi trường.
Qua những chia sẽ của các doanh nghiệp, Ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng phòng phát triển công nghiệp hóa chất, Cục Hóa Chất, Bộ Công Thương cho biết hiện nay nhà nước đã có những văn bản quy phạm pháp luật để quản lý hoá chất độc hại đầu vào và quản lý hàm lượng các chất nguy hại có trong sơn mực in
o Cách đây 10 năm, vấn đề này đã được luật hoá, là một điều khoản trong luật Hoá chất, đó là nhiệm vụ của Cục Hoá chất – Bộ Công thương phải ban hành danh mục các hoá chất từ nguy hiểm đến độc hại trong sản phẩm tiêu dùng gia dụng cụ thể là các hoá chất độc hại trong điện tử, nước, phân bón, đồ chơi trẻ em,…Đối với ngành sơn mực in, từ 2013, Cục Hoá chất đã thành lập Trung tâm ứng phó sự cố hoá chất chuyên nghiên cứu các quy chuẩn chung.
- Vấn đề này có liên quan đến vốn đầu tư cho các nhà sản xuất. Nếu như Nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt ngay từ đầu, loại bỏ hết các hoá chất độc hại trong sơn mực in thì có rất nhiều doanh nghiệp không thể hoạt động được nữa. Đây là một trở ngại khá lớn cho các cơ quan Nhà nước.
- Trước đây chúng ta chỉ quan tâm đến việc sống như thế nào nhưng tại thời điểm hiện nay, mối quan tâm về sức khoẻ và môi trường ngày càng trở nên bức thiết. Quan sát thị trường sơn mực in hay đồ chơi trẻ em hiện nay, cùng một sản phẩm, các bà mẹ sẳn sàng bỏ ra số tiền mắc gấp 2 hoặc 3 lần để mua một sản phẩm mà họ nghĩ là an toàn cho trẻ em. Đây là một sự thay đổi khá lớn trong ý thức của người tiêu dùng.
- Từ 2014 – 2015, đối với Sơn Mực in, Cục Hoá chất đã :
- Dừng cấp phép cho các dự án sản xuất sơn mực in có sử dụng hoá chất độc hại
- Quản lý chặt chẽ các hoá chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp, đưa ra các quy định có liên quan đến việc cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các hoá chất có thành phần, đặc tính nguy hiểm.
- Ban hành danh mục các hoá chất hạn chế sản xuất kinh doanh
- Trong Luật Hoá chất, Bộ Công Thương thực hiện quản lý hoá chất sử dụng trong công nghiệp, hoá chất là tiền chế sử dụng trong công nghiệp như các loại dung môi toluene, xylene, aceton,..
- Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện khai báo hoá chất theo quy định tại Chương V của Nghị định 113/2017/NĐ-CP
Trong thời gian sắp tới, Cục Hoá chất sẽ:
- Kết hợp với Hiệp hội Sơn – Mực in Việt Nam lấy ý kiến rộng rãi các doanh nghiệp sơn mực in về các tính chất có lien quan làm cơ sở xây dng các quy chuẩn Quốc gia cho các chủng loại sơn
- Đề xuất với Bộ Công Thương kết hợp với Hiệp hội Sơn – Mực in Việt nam đưa các doanh nghiệp lớn sản xuất sản phẩm sơn mực in có nhãn xanh vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
- Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi hổ trợ theo chương trình của Bộ Kế hoạch.
- Xây dựng lộ trình hạn chế sử dụng chì trong các sản phẩm sơn mực in.
- Hiện nay có thể sử dụng các hợp chất nano thay cho các nguyên liệu truyền thống trong sản xuất sơn mực in, loại bỏ hoàn toàn các hợp chất hữu cơ.
Cùng tham gia trong phiên tọa đàm Ông Jie Yubin, Phó Giám Đốc, Trung tâm thông tin hóa chất quốc gia Trung Quốc (CNCIC) cho biết những chia sẽ trên đây của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong ngành sơn mực in Việt Nam trước những thách thức và lợi thế khi tham gia vào chương trình sản xuất sản phẩm an toàn sức khỏe bảo vệ môi trường
Thị trường sơn mực in Trung quốc rất lớn, tổng lượng sản xuất và tiêu thụ chiếm 1/3 sản lượng thế giới nhưng vẫn còn khá nhỏ lẻ, manh múng và kỷ thuật sản xuất cũng không hiện đại. Tương tự Việt Nam, Trung quốc cũng gặp phải những áp lực phải sản xuất sơn an toàn sức khoẻ bảo vệ môi trường:
– Trung quốc đưa ra chính sách quản lý chặt chẻ từ đầu đến cuối xuyên suốt chuổi cung ứng. Trước tiên là các đơn vị cung ứng nguyên liệu đầu vào, kế đến là các doanh nghiệp sản xuất, đơn vị chịu trách nhiệm gia công và cuối cùng là người sử dụng, tác động của việc sử dụng đến môi trường.
– Khi sử dụng, cho dù với mục đích trang trí hay bảo vệ, sơn luôn thải ra các tác hại đối với môi trường. Trong tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất hay sử dụng đều có tác động ảnh hưởng đến môi trường. Bảo vệ môi trường là một phần trách nhiệm của chúng ta, do đó phải có một quy định hệ thống pháp chế nghiêm ngặt đề bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn của cả quá trình.
Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm: